Làm sao biết sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện có những loại nào? Ưu điểm của từng loại ra sao? Và nên chọn loại nào để phù hợp với công trình? Hãy tham khảo ngay dưới đây hoặc liên hệ với HD599 sẽ được giải đáp

1. 4 Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện có 4 loại
– Sàn nâng kỹ thuật tấm thép phủ HPL, lõi xi măng nhẹ
Đây là loại sàn nâng kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam.
Kích thước tiêu chuẩn 600x600x35 (mm), trọng lượng trung bình 13-15kg/ tấm
Chân đế cao 80 – 1.200mm
Tấm sàn dạng đúc khuôn từ thép cứng, dày khoảng 0.8 – 2mm, lõi xi măng
Mặt dưới của sàn là 64 vòm hình vỏ trứng, liên kết với nhau để tăng độ chịu lực cho sàn
Khả năng chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108 Ω.
Lõi bê tông nên tấm có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
Tấm sàn có bề mặt được hoàn thiện bằng High Pressure Laminate dày 1.2mm; đường viền bằng nhựa PVC đảm bảo chắc chắn cho tấm
Chịu tải trọng đồng đều: 11.113 KN/m2 ~ 2.7561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
Đặc điểm: chịu lực, chống tĩnh điện, chống cháy, tuổi thọ cao, dễ thích nghi với thời tiết Việt Nam.
Ứng dụng: sử dụng cho các thiết kế phòng mạng, Server. Phòng máy tính, văn phòng, trung tâm dữ liệu, phòng điều hành sản xuất…
– Sàn nâng kỹ thuật tấm thông hơi
Tấm sàn dạng đúc khuôn từ thép cứng, không có lõi, mặt trên và mặt dưới tấm sàn đều có lỗ thông hơi
Kích thước tiêu chuẩn 600x600x35 (mm)
Khả năng chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108Ω
Tấm sàn có bề mặt được hoàn thiện bằng High Pressure Laminate đục lỗ, dày 1.2mm; đường viền bằng nhựa PVC đảm bảo chắc chắn cho tấm
Có khả năng chống cháy, chống xước, mài mòn
Đặc tính thông hơi cho điều hoà chính xác với công nghệ thổi hơi lạnh từ âm sàn lên trên phòng thiết bị.
Ứng dụng: thiết kế trung tâm dữ liệu, phòng server…

– Sàn nâng kỹ thuật tấm sàn trơn
Tấm sàn dạng đúc khuôn từ thép cứng, dày khoảng 0.7 – 1.2 mm, lõi xi măng
Mặt dưới của sàn là các vòm hình vỏ trứng, liên kết với nhau để tăng độ chịu lực cho
2 loại kích thước 600x600x33mm và 500x500x28mm
Lõi bê tông nên tấm có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
Chịu tải trọng phân bố đồng đều: 11.113 KN/m2 ~ 27.561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
Tải trọng tập trung: 3.11 KN/m2 ~ 8.89 KN/m2 (tương đương 311 kg/m2 đến 889 kg/ m2)
Chân đế cao 80 – 1.200mm
Đặc điểm: hiện đại, tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho các thiết kế không gian sang trọng
Ứng dụng: sử dụng trong thiết kế văn phòng, phòng họp…
– Sàn nâng kỹ thuật kiểu tấm gỗ ép cường lực cao
Thành phần chính là gỗ dăm ép cường độ cao, bề mặt được hoàn thiện tại nhà máy bằng HPL.
Lớp dưới của tấm là lớp thép không gỉ dày 0,8mm
Kích thước 600×600 mm. Có hai loại độ dày là 30mm và 40mm. Trọng lượng trung bình là 10.5kg/ tấm, 2.78 tấm /m2
Tấm sàn có bề mặt được hoàn thiện bằng High Pressure Laminate dày 1.2mm. Đường viền bằng nhựa PVC đảm bảo chắc chắn cho tấm
Có khả năng chống cháy, chống xước, mài mòn
Chịu tải trọng đồng đều: 12.8 KN/m2 (tấm dày 30mm) và 1.8KN/m2 (tấm dày 40mm),(tương đương 1.28 tấn/m2 và 1.8 tấn/ m2)
Chân đế cao 120mm – 1.200mm
Độ chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108Ω
Đặc điểm: chống ồn, chống tĩnh điện
Ứng dụng: hệ thống phòng thiết bị mạng, viễn thông, phòng máy tính, phòng mạng, văn phòng…

2. Ưu điểm đến từ sàn nâng chống tĩnh điện
– Đặc tính
Thời gian giải phóng tĩnh điện từ 5.000lts về 0 lts là 0.25sec. Đáp ứng được các yêu cầu của điện kháng UL 779 & NFPA 99
Có khả năng dẫn điện
Sàn thường được làm từ chất liệu tốt, có khả năng chống ăn mòn (do tác động môi trường hoặc hóa chất) nên thường có độ bền cao
Có khả năng chống cháy, không bị bắt lửa
Hình thức tốt kể cả qua thời gian dài sử dụng
Hoạt động ổn dưới các loại tải trọng như di chuyển máy móc hay xe hàng
Ưu điểm
Đa dạng mẫu mã, chất liệu, màu sắc… phù hợp với nhiều yêu cầu khác nhau
Độ bền cao, chắc chắn, chống mài mòn và dễ sửa chữa bảo trì khi cần thiết
Có tính thẩm mỹ cao do có thể đi ngầm hệ thống dây điện và bảo vệ dây khỏi các loại côn trùng
Không bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công