
1. Sàn nâng kỹ thuật là gì?
Nói về sàn nâng kỹ thuật còn được biết đến với các tên gọi khác như sàn kỹ thuật, sàn giả, sàn chịu tải hay sàn chống tĩnh điện.…
Sàn nâng kỹ thuật là một loại sàn phụ được lắp đặt ngay bên trên sàn bê tông. Với một khoảng cách nhất định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để để lắp đặt các thiết bị ở giữa.
Hệ thống sàn được nâng lên bởi chân đế chịu tải rất chắc chắn và có thể điều chỉnh kích thước linh hoạt.
Hiện nay, việc sử dụng sàn nâng được xem là một giải pháp kỹ thuật hoàn hảo với nhiều tiện ích cho công trình. Và thuận tiện cho người sử dụng cũng như quá trình xây dựng, lắp đặt.

2. Lợi ích sàn nâng kỹ thuật theo từng phần
Cũng giống như các loại sàn kỹ thuật khác, sàn nâng của HD599 cũng có cấu tạo gồm 3 phần. Là tấm sàn, chân đế và thanh ngang. Loại sàn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay có các thông số và đặc điểm sau:
– Tấm sàn:
Là tấm sàn thép, lõi được đổ bằng xi măng nhẹ theo khuôn đúc thép có khả năng cách điện và cách âm.
Mặt dưới của tấm sàn có dạng hình vòm liên kết với nhau giúp chịu lực rất tốt. Bề mặt tấm được phủ HPL có tác dụng chống mòn, chống xước và chịu nhiệt tốt. Lớp ngoài cùng là nhựa PVC đóng vai trò như một tấm lá chắn bảo vệ tấm.
Kích thước tấm sàn: 600 x600 x 35mm. Trọng lượng trung bình là 13.5kg/ tấm.
– Chân đế:
Chân đế được làm bằng thép mạ kẽm gồm đầu bệ đế và bệ chân đế.
Chiều cao của chân đế được thiết kế có thể điều chỉnh phù hợp với mong muốn chiều cao mặt sàn hoàn thiện từ FFH200mm – FFH600mm.
Đầu bệ đế có trụ đỡ và các ren, bắt ốc cỡ M22. Để thuận tiện cho việc điều chỉnh độ cao sàn theo mong muốn trong giới hạn 20cm.
– Thanh ngang:
Thanh ngang được làm từ thép và đồng bộ với chân đễ, được kết nối với đầu bệ đế bằng bulong tạo thành một mạng lưới đặt các tấm sàn.

3. Các đặc điểm nổi bật của sàn nâng kỹ thuật
– Sử dụng sàn nâng kỹ thuật giúp che đi các loại thiết bị là dây dẫn hoặc ống dẫn. Được lắp đặt bên dưới nhờ vào khoảng cách giữa 2 mặt sàn.
– Giúp bảo vệ hệ thống dây điện, ống dẫn, dây cáp.… Tránh bị tác động với các yếu tố gây hỏng hóc.
– Giảm được tiếng ồn và độ rung.
– Sử dụng sàn nâng trong các phòng máy giúp cho việc vận hành máy móc được chính xác hơn. Hạn chế nhiễm điện, cháy nổ khi có sự cố xảy ra.
– Sàn nâng không dẫn lửa nên giảm thiểu tối đa các thiết bị bị hỏng và ngăn chặn đám cháy lan rộng khi có sự cố.
– Sàn nâng dễ dàng vệ sinh nên tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát.
Với những lợi ích sàn nâng kỹ thuật như vậy. Chúng đang rất được ưu ái lựa chọn làm giải pháp cho nhiều loại công trình.
Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt thì việc cần làm chỉ cần tìm đúng nhà thi công và bắt tay ngay vào công việc lên kế hoạch và sắp xếp thời gian thi công.