Kích thước vách ngăn vệ sinh thế nào chuẩn? Chiều dài, chiều rộng, chiều cao ra sao? Vì sao cần nắm rõ kích thước?…. Cùng HD599 đi tìm lời giải đáp
1. Kích thước vách ngăn vệ sinh theo chuẩn Bộ Y Tế
Theo quy định của bộ y tế, tất cả nhà vệ sinh đều phải được xây dựng hợp vệ sinh. Đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. Với yêu cầu đảm bảo các kích thước tối thiểu nhà vệ sinh như sau:
– Kích thước nhà vệ sinh của người trưởng thành
Chiều cao trần nhà vệ sinh tối thiểu cần thiết: 2,5m.
Diện tích tối thiểu một buồng vệ sinh cho người trưởng thành (phòng vệ sinh nam hoặc phòng vệ sinh nữ): 2.5m2 – 3m2.
Chiều cao cửa nhà vệ sinh tối thiểu: 1,9m.
Chiều rộng tối thiểu là 0,68m.
Nhà vệ sinh phải bao gồm cả khu vực buồng vệ sinh, khu vực rửa tay. Và phải đảm bảo đáp ứng được cả nhu cầu vệ sinh cho người khuyết tật.
– Kích thước nhà vệ sinh cho trẻ em
Tiêu chuẩn diện tích nhà vệ sinh cho trẻ từ 0,40 m2 – 0,60 m2/ trẻ nhưng không dưới 12 m2/ phòng.
Chiều cao vách ngăn wc (giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu): 1,20 m.
2. Tiêu chuẩn phù hợp về kích thước của vách ngăn
Tùy theo đối tượng sử dụng người lớn hoặc trẻ em, ta sẽ có kích thước vách ngăn tiêu chuẩn phù hợp. Những buồng vách vệ sinh thông thường, thường được thiết kế theo kích thước trung bình của người trưởng thành. Để đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng.
Ngoài ra, cánh cửa thường được mở vào trong để tiết kiệm diện tích và không gây ảnh hưởng tới các buồng vệ sinh khác.
Chiều dài thông thường của bồn cầu là 700mm.
Chiều rộng của cánh cửa là 600mm tức không gian quét của cửa khi mở vào là 600mm.
Trong khi, chiều dài vách ngăn buồng là 1500mm đến 1530mm. Có nghĩa là khoảng cách từ bồn cầu đến điểm quét của cánh cửa là 200mm. Thoải mái không gian cho người sử dụng khi xoay người.
Trong trường hợp diện tích lắp đặt nhà vệ sinh quá nhỏ so với tiêu chuẩn. Thiết kế cánh cửa sẽ được lắp mở ra bên ngoài để đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi nhất.
Vách tiểu nam được gia công từ tấm Compact hoặc MFC có kích thước lớn nguyên bản. Nên kích thước của vách ngăn bồn tiểu nam khá đa dạng. Vách ngăn tiểu nam có hai kiểu thiết kế chính là vách tiểu treo và vách tiểu có chân.
Tuy nhiên, chúng đều được quy định theo chuẩn kích thước wc. Để không xảy ra các hiện tượng gây ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình sử dụng. Như rơi tấm do nặng chân bị yếu, bản lề không chịu đủ lực…
Kích thước tiêu chuẩn vách ngăn tiểu treo: 400*900mm và 500*900mm.
Kích thước tiêu chuẩn vách tiểu đứng: 450*1220mm và 600*1220mm.
3. Cách tính kích thước vách ngăn theo chuyên gia
Tiêu chuẩn nhà vệ sinh được quy định theo chiều cao nhà vệ sinh. Cách tính đối với người trưởng thành là 1970 mm nếu chân cao 100 mm và cao 2020 mm. Nếu sử dụng chân cao 150 mm.
Vì sao vậy? Vì sao chiều cao tổng thể lại có kích thước như vậy?
Đây là kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn được đưa ra theo phân tích của các chuyên gia. Được tính theo chiều cao trung bình của người trưởng thành ở khu vực châu Á.
Nếu chiều cao tiêu chuẩn nhà vệ sinh nhỏ hơn tức là khoảng cách từ mặt sàn đến đỉnh vách bị rút ngắn lại. Như vậy sẽ gây khó khăn cho người sử dụng. Việc đi lại sẽ khó khăn hơn như phải cúi đầu hoặc khom lưng sẽ gây khó chịu cho người dùng.
Chiều cao cánh cửa thường thấp hơn so với đỉnh vừa là tạo thẩm mỹ. Tính cách điệu cho công trình vừa nhằm mục đích tạo khoảng không giúp cánh cửa họat động tốt nhất.
Vì với các cánh cửa sử dụng bản lề không phân biệt trái phải. Bản lề khi đóng hoặc mở (tùy theo cách lắp) cánh cửa sẽ bị nâng lên khoảng 1,5 cm theo quán tính.